NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia được cho là mảnh đất màu mỡ của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhờ vậy, thị trường bất động sản cho người nước ngoài thuê làm văn phòng tại những thành phố đang phát triển và có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nước ngoài nào cũng nắm rõ được quy định của pháp luật khi thành lập chi nhánh công ty nước ngoài.

Vậy thành lập chi nhánh cho người nước ngoài tại Việt Nam cần những điều kiện gì? Những lưu ý nào cần tránh?

Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Điều kiện cho phép cá nhân, tổ chước nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam

Tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP cho biết, những thương nhân nước ngoài được cấp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Thương nhân nước ngoài đã thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế phải là thành viên hoặc được pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận.
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 5 năm kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
  • Trong trường hợp giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương của cá nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó cũng ít nhất 1 năm tính từ ngày nộp hồ sơ.
  • Nội dung hoạt động chi nhánh phải phù hợp với các cam kết mở cửa thị trường tại Việt Nam về ngành nghề kinh doanh tại các cá nhân nước ngoài.

Những lưu ý khi thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam

Để mở công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam thì bắt buộc các nhà đầu tư bắt buộc phải tìm hiểu và được tư vấn cụ thể về các quy định, thủ tục pháp lý cần thiêt tại Việt Nam. Dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua:

Lĩnh vực đầu tư ngành nghề kinh doanh

Căn cứ vào những quy định, cam kết mở của tại thị trường Việt Nam và nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng mở rộng. Các Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn các lĩnh vực/ ngành nghề đầu tư cần và đủ để thực hiện, cũng như được cam kết rõ ràng.

Nhờ đó, nhà đầu tư tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí để tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh nhằm rút ngắn thời gian đăng ký, triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư

Đa phần các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam mở cửa toàn diện và cho phép các nhà đầu tư kinh doanh là cá nhân hoặc công ty nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt yêu cầu đầu tư cụ thể về tư cách pháp nhân phải là cá nhân hoặc công ty.

Tuy nhiên, vẫn có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt có các yêu cầu đầu tư cụ thể về tư cách đầu tư phải là cá nhân hay là công ty trên cơ sở phạm vi cam kể mở cửa và các quy định của pháp luật tại Việt Nam.

Vốn đầu tư, điều lệ

Hiện tại các cam kết mở cửa tại thị trường Việt Nam và pháp luật quy định về các điệu kiện hạn mức đầu tư của dự án khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó một số lĩnh vực nhất định như giáo dục, kinh doanh bất động sản, lữ hành, trung gian thanh toán,…Phần còn lại các ngành nghề kinh doanh thông thường khác không có quy định về mức đầu tư thì bắt buộc các nhà đầu tư chỉ cần đảm bảo tính khả thi của lượng vốn tương ứng, phạm vi và quy mô của dự án.

Lựa chọn địa điểm đầu tư và thành lập công ty

Các nhà đầu tư nên chọn địa điểm đầu tư, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có địa chỉ rõ ràng, cụ thể. Các địa điểm văn phòng thuộc diện cho phép cho thuê theo đúng quy định của pháp luật.

Con dấu của công ty

Công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam có quyền quyết định về hình thức, nội dụng và số lượng con dấu. Lưu ý, trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi… công ty phải gửi thông báo lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt trụ sở để thông báo về mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.

Sử dụng người lao động

Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam có thể sử dụng lao động nước ngoài hoặc người Việt Nam để làm việc. Trường hợp, công ty sử dụng người lao động là người nước ngoài thì côn ty phải thực hiện thủ tục xin cấp Visa, giấy phép lao đồng, thẻ tại trú, thủ tục được pháp luật Việt Nam quy định.

Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện pháp luật của công ty là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh giao dịch theo quy định của pháp luật. Đối với công ty TNHH và công ty cổ phần tại Việt Nam có thể một hoặc nhiều người đại diện pháp luật.

Công ty TNHH và công ty cổ phần tại Việt Nam có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Lưu ý, công ty phải đảm bảo có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Trường hợp, cổng ty chỉ có một người đại theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phái ủy quyền bằng văn bảng cho người khác khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Thực hiện nghĩa vụ thuế

Hằng năm, lệ phí môn bài của mỗi công ty phải đóng từ 2 đến 3 triệu đồng. Tùy vào ngành nghề đầu tư kinh doanh, công ty tại Việt Nam còn có thể phải nộp các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt….

Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Để hoàn toàn tất thủ tục thanh lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì chủ đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dưới đây.

+ Đối với nhà đầu tư là tổ chức 

  • CMND/Hộ chiếu (Passport) người đại diện: sao y công chứng.
  • Chứng minh tài chính: hợp pháp hóa lãnh sự dịch tư pháp nếu là tổ chức nước ngoài hoặc sao kê tài khoản ngân hàng.
  • Giấy phép kinh doanh: Sao y công chứng có hợp pháp hóa lãnh sự (nếu là tổ chức nước ngoài).
  • Thỏa thuận hợp đồng thuê văn phòng (sao y, công chứng 5 bản).

+ Đối với cá nhân 

  • CMND/ Hộ chiếu (Passport) người đại diện (Bản sao y công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài).
  • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam (Nếu là Ngân hàng nước ngoài xác nhận cần cung cấp bản sao công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài).
  • Thỏa thuận hợp đồng thuê văn phòng (sao y, công chứng 5 bản)

Thời gian hoàn tất hồ sơ đăng ký thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

  • Giấy đề nghị chứng nhận đăng ký đầu tư: thời gian 25-30 ngày
  • Đề nghị cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp và con dấu: 5-7 ngày
  • Mở tài khoản ngân hàng thời gian 1 ngày làm việc
  • Thủ tục kê khai thuê ban đầu, thời gian 5-10 ngày

Để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho doanh nghiệp thì một trong những giải pháp tối ưu hiện nay không nên bỏ qua là dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay.

 

CHIA SẺ BÀI VIẾT:
Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...